Hợp đồng quyền chọn là gì? Ví dụ với Bitcoin, Chứng khoán & Forex

Thảo luận, hỏi đáp, cập nhật tin tức về giao dịch coin, forex, chứng khoán ở đây: Discord Dautu.IO

Hợp đồng quyền chọn có thể là một hình thức đầu tư không mấy phổ biến tại Việt Nam nhưng không thể phủ nhận rằng hình thức đầu tư này có thể đem lại lợi nhuận hấp dẫn cho nhà đầu tư. Hợp đồng quyền chọn có cả ở thị trường chứng khoán, forex và tiền ảo. Vậy hợp đồng quyền chọn là gì, cách hoạt động ra sao và hợp đồng quyền chọn khác gì với hợp đồng tương lai thì mọi người hãy xem thông tin chi tiết ngay sau đây.

Hợp đồng quyền chọn là gì?

Hợp đồng quyền chọn là gì?

Hợp đồng quyền chọn là một sản phẩm của giao dịch phái sinh, thường được sử dụng để đầu cơ hoặc cho mục đích bảo hiểm rủi ro (hedge). Hợp đồng quyền chọn là sự thỏa thuận giữa hai bên nhằm tạo điều kiện cho một giao dịch tiềm năng liên quan đến một tài sản nhất định ở mức giá và ngày định sẵn.
*** Hợp đồng quyền chọn tiếng Anh là Options Contract.

Tài sản được thỏa thuận trong hợp đồng quyền chọn có thể là giá cổ phiếu, trái phiếu, chỉ số, giá Bitcoin, cặp tiền tệ trong Forex hay bất kỳ loại hàng hóa nào tùy vào nhu cầu của nhà đầu tư.

Với hợp đồng quyền chọn thì bạn sẽ được lựa chọn quyền chọn mua hoặc quyền chọn bán tuy nhiên bạn không bắt buộc phải thực hiện vị thế của mình. Cả quyền chọn mua và quyền chọn bán đều yêu cầu từ bên mua một khoản phí đặt cược nhất định.

Hợp đồng quyền chọn thường có bên mua là nhà đầu tư còn bên bán là sàn giao dịch. Bên mua chính là nhà đầu tư có thể lựa chọn mua quyền chọn mua hoặc quyền chọn bán tùy vào phán đoán của mình. Bên bán là sàn giao dịch sẽ thu được phí đặt cược (phí bảo hiểm) từ bên mua và cũng phải chịu rủi ro nếu như bên mua đoán đúng xu hướng giá của tài sản.

Tại Việt Nam có một hình thức đầu tư giống như hợp đồng quyền chọn đó là Chứng quyền. Bạn có thể xem thêm chi tiết tại bài viết: Chứng quyền là gì?

Có 2 kiểu hợp đồng quyền chọn chính được sử dụng hiện nay đó là:

  • Quyền chọn kiểu châu Âu (European Option): người mua chỉ được thực hiện quyền vào ngày đáo hạn.

  • Quyền chọn kiểu Mỹ (American Option): người mua được thực hiện quyền vào bất kỳ thời điểm nào trước ngày đáo hạn.

Quyền chọn mua của hợp đồng quyền chọn là gì?

Quyền chọn mua tiếng Anh là Call Option, là một loại hợp đồng trong đó người mua được quyền mua một loại tài sản nào đó với mức giá, số lượng cụ thể vào một ngày nhất định trong tương lai từ người bán với dự đoán rằng giá của tài sản sẽ tăng lên.

Đối với quyền chọn mua (Call Option) thì khi đến ngày đáo hạn hợp đồng sẽ có 2 trường hợp xảy ra đó là:

+ Trường hợp giá thị trường > giá dự đoán: người mua quyền chọn mua có quyền mua tài sản đó với giá mà họ dự đoán, tức là được quyền mua với giá rẻ hơn giá thị trường. Sau khi cộng thêm cả phí đặt cược mà người mua vẫn có lợi thì người mua có quyền yêu cầu bên bán thực hiện theo hợp đồng.

+ Trường hợp giá thị trường < giá dự đoán: người mua quyền chọn mua có thể thực hiện hợp đồng hoặc không, với trường hợp này thì người mua quyền chọn mua chỉ mất phí đặt cược mà thôi.

Quyền chọn bán của hợp đồng quyền chọn là gì?

Quyền chọn bán tiếng Anh là Put Option, là một loại hợp đồng giữa bên mua và bên bán trong đó bên mua dự đoán giá của tài sản sẽ giảm xuống, trong hợp đồng cũng có thông tin cụ thể về mức giá bán, số lượng và ngày thực hiện hợp đồng.

Đối với quyền chọn bán (Put Option) thì khi đến ngày đáo hạn hợp đồng cũng sẽ có 2 trường hợp xảy ra đó là:

+ Trường hợp giá thị trường > giá dự đoán: trường hợp này tức là người mua dự đoán sai, người mua quyền chọn bán có thể không thực hiện theo hợp đồng nhưng vẫn phải trả phí đặt cược cho bên bán.

+ Trường hợp giá thị trường < giá dự đoán: trường hợp này tức là người mua quyền chọn bán dự đoán đúng xu hướng thị trường. Sau khi tính toán khoản phí phải trả cho bên bán mà người mua quyền chọn bán vẫn thấy có lãi thì họ có thể yêu cầu bên bán thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng.

So sánh Quyền chọn mua và Quyền chọn bán

Hợp đồng quyền chọn là gì? So sánh quyền chọn mua & quyền chọn bán

Phí thực hiện hợp đồng quyền chọn là bao nhiêu?

Phí thực hiện hợp đồng quyền chọn không cố định mà có thể tăng giảm tùy thuộc vào giá tài sản cơ sở, thời gian còn lại đến ngày đáo hạn, giá thực hiện và biến động của thị trường.

Hợp đồng quyền chọn là gì? Phí thực hiện hợp đồng quyền chọn là bao nhiêu?

Nhìn vào đây bạn có thể phán đoán được mức phí mà bạn sẽ phải trả cho bên bán khi thực hiện hợp đồng quyền chọn mua hoặc hợp đồng quyền chọn bán sẽ tăng giảm như thế nào.

Ví dụ về hợp đồng quyền chọn thực tế

Ví dụ về hợp đồng quyền chọn trong chứng khoán

Chúng ta sẽ lấy ví dụ hợp đồng quyền chọn về giá cổ phiếu Techcombank (TCB).

+ Giả sử giá hiện tại của cổ phiếu TCB là 50.000đ, có 2 bên mua lựa chọn 2 xu hướng giá của cổ phiếu TCB khác nhau đó là:

  • NĐT A lựa chọn Quyền chọn mua (Call Option) TCB với số lượng 5000 cổ phiếu giá 55.000đ sau 2 tháng
  • NĐT B lựa chọn Quyền chọn bán (Put Option) TCB với số lượng 50000 cổ phiếu giá 45.000đ sau 2 tháng

***NĐT là viết tắt của nhà đầu tư***

Chi phí đặt cược để thực hiện quyền chọn mua/quyền chọn bán là 1000đ/cổ phiếu. Sau khi hết 2 tháng hợp đồng thì sẽ có những trường hợp như sau:

Đối với NĐT A lựa chọn Quyền chọn mua

  • Nếu giá thị trường của cổ phiếu TCB > 55.000đ, cụ thể là 57.000đ thì NĐT A sẽ được mua cổ phiếu TCB với giá 55.000 thay vì 57.000, nếu tính thêm phí thì NĐT A sẽ mua được cổ phiếu TCB với giá 56.000đ trong khi giá thị trường đang là 57.000đ thì NĐT A có thể kiếm được 5000 cổ phiếu x 1000đ = 5 triệu đồng.
  • Nếu giá thị trường của cổ phiếu TCB < 55.000đ, cụ thể là 53.000đ thì bên A dự đoán sai, nếu bên A thực hiện hợp đồng thì sẽ phải mua với giá 56.000đ (đã cộng thêm 1000đ tiền phí) thì coi như bên A lỗ tới 3000đ/cổ phiếu, cụ thể là 3000đ x 5000 cổ phiếu = 15 triệu đồng, tuy nhiên NĐT A không nhất thiết phải làm theo hợp đồng mà chỉ cần thanh lý rồi trả phí 1000đ/cổ phiếu, coi như là lỗ 5 triệu đồng.

Đối với NĐT B lựa chọn Quyền chọn bán

  • Nếu giá thị trường của cổ phiếu TCB > 45.000đ, cụ thể là 50.000đ thì NĐT B đã dự đoán sai xu hướng giá và NĐT B sẽ thanh lý hợp đồng, trả khoản phí đặt cược là 1000đ * 5000 cổ phiếu = 5 triệu đồng.
  • Nếu giá thị trường của cổ phiếu TCB < 45.000đ, cụ thể là 40.000đ thì NĐT B đã dự đoán đúng xu hướng giá, lúc này tính thêm cả phí đặt cược thì NĐT B sẽ được bán với giá 44.000đ, giá thị trường chỉ là 40.000đ => NĐT B sẽ thu được khoản lãi là 4000đ * 5000 cổ phiếu = 20 triệu đồng.

Ví dụ về hợp đồng quyền chọn với Bitcoin, tiền điện tử

Đối với hợp đồng quyền chọn Bitcoin hay tiền điện tử thì cũng không khác giá cổ phiếu là bao.

Ví dụ bạn đoán giá Bitcoin tăng trong 1 tháng tới, bạn lựa chọn mua Quyền chọn mua với giá Bitcoin là 25.000 USD, số lượng mua là 0,5 BTC, chi phí đặt cược là 50$ chẳng hạn.

Sau 1 tháng đến hạn hợp đồng, nếu như giá thị trường của Bitcoin là 25.500 USD thì sau khi trừ đi chi phí 50$, bạn vẫn sẽ được mua 0,5 BTC với giá 25.050$, bạn bán số BTC này ra thị trường thì sẽ thu về khoản lãi là: 0,5 * (25.500$ – 25.050$) = 225$.

Ngược lại, nếu như giá thị trường của Bitcoin là 24.000$ thì bạn có thể quyết định không làm theo hợp đồng, số tiền mà bạn đặt cược là 50$ cũng sẽ phải trả lại cho sàn giao dịch.

Với trường hợp quyền chọn bán thì cũng tương tự nhưng ngược lại một chút.

Ví dụ bạn dự đoán giá Bitcoin sẽ giảm sau 1 tháng, bạn có thể thực hiện một hợp đồng Quyền chọn bán với giá Bitcoin là 22.000$, số lượng mua là 0,5 BTC, chi phí đặt cược là 50$.

Sau 1 tháng, giá Bitcoin mà giảm xuống còn 20.000$ thì tính cả phí đặt cược vào thì bạn sẽ được bán 0,5 BTC với giá 21.950$ => Bạn sẽ thu về khoản lãi là: (21.950$ – 20.000$) * 0,5 BTC = 975$.

Nếu như giá Bitcoin không giảm xuống dưới 22.000$ mà lại giữ nguyên hoặc tăng lên 23.000$ thì bạn sẽ mất 50$ tiền phí đặt cược.

Ví dụ về hợp đồng quyền chọn trong Forex

Trong Forex bạn có thể giao dịch với hợp đồng quyền chọn với loại tài sản so sánh là tỷ giá của cặp ngoại tệ nhất định. Ví dụ như chỉ số của cặp EUR/USD, USD/JPY, GBP/USD…như hình ảnh dưới đây.

Hợp đồng quyền chọn là gì? Ví dụ hợp đồng quyền chọn trong Forex

Ví dụ: bạn mở một hợp đồng quyền chọn mua (dự đoán giá tăng) của đồng EUR so với USD. Bạn đặt giá mua của đồng EUR là 1 EUR = 1,2 USD với số lượng 100 EUR trong thời hạn 1 tháng, phí bảo hiểm là 10 USD.

Đến ngày đáo hạn hợp đồng, tỷ giá của EUR/USD = 1,5 chẳng hạn, tức là 1 EUR = 1,5 USD, vậy là bạn có quyền mua 100 EUR với giá 1.200 USD thay vì 1.500 USD như giá thị trường.

Số tiền lãi mà bạn nhận được sẽ là 1.500 – 1.200 – 10 = 290 USD.

Ở trường hợp ngược lại, nếu tỷ giá giữa đồng EUR/USD thấp hơn hoặc bằng 1,2 thì bạn có quyền hủy hợp đồng và số tiền bạn thua lỗ chỉ là 10 USD tiền phí.

Ưu nhược điểm của hợp đồng quyền chọn là gì?

Ưu điểm

  • Được sử dụng để phòng ngừa rủi ro thị trường đối với các vị thế sẵn có
  • Dù thị trường tăng giá hay giảm giá thì đều có thể kiếm lời
  • Có thể đem lại lợi nhuận vô hạn nhưng khoản lỗ chỉ cố định ở phí đặt cược
  • Có nhiều sự lựa chọn cả ở thị trường chứng khoán, tiền ảo, forex
  • Giúp nhà đầu tư linh hoạt hơn trong việc đầu cơ giá của các tài sản cơ sở.
Nhược điểm

  • Thanh khoản thấp hơn so với các loại hình đầu tư khác
  • Sẽ hơi phức tạp và khó hiểu với những nhà đâu tư mới
  • Không phải ai cũng có thể dự đoán đúng xu hướng giá
  • Sẽ mất nhiều thời gian chờ đợi

Hợp đồng quyền chọn và hợp đồng tương lai khác nhau như thế nào?

Các bạn có thể xem bảng so sánh dưới đây:

Hợp đồng quyền chọn là gì? So sánh hợp đồng quyền chọn và hợp đồng tương lai

Xem thêm thông tin hữu ích liên quan:

  • Tư duy và phương pháp đầu tư chứng khoán phải nắm được
  • Tư duy nguồn vốn đầu tư – tư duy quan trọng nhất đời bạn

Qua đây, mong rằng bạn đã hiểu hợp đồng quyền chọn là gì, có ưu nhược điểm như thế nào kèm những thông tin liên quan. Nếu như bạn còn thắc mắc gì liên quan đến hợp đồng quyền chọn, bạn có thể để lại comment phía dưới để được giải đáp trong vòng 24h. Chúc bạn có lựa chọn đầu tư chính xác và thành công.


Source link

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *